BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y KHOA PHAN CHÂU TRINH
Chủ động phòng tránh bệnh sởi cho trẻ em
Tin tức

Chủ động phòng tránh bệnh sởi cho trẻ em

Thứ 3, 01/04/2025, 11:53 GMT+7

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp vào mùa Đông- Xuân, dễ bùng phát thành dịch. Bệnh lây truyền bằng đường hô hấp do tiêp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Đôi khi lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

1. Tình hình bệnh Sởi ( Cập nhật đến ngày 20/3/2025)

Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 42.488 trường hợp nghi sởi trên cả nước, trong đó có 4.027 trường hợp dương tính với sởi. Có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Đà Nẵng  là thành phố nằm trong nhóm tỉnh thành có tỉ lệ mắc sởi cao và diễn tiến phức tạp ( 2.323 ca).Đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 09 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi. Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm chủng hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng ( chiếm hơn 95%).

chu_dong_phong_tranh_soi_o_tre_em

2. Triệu chứng điển hình

  • Sốt
  • Ban đỏ đặc trưng xuất hiện trên da, thường bắt đầu từ mặt và lan xuống toàn thân
  • Chảy nước mắt, mũi, ho khan, khàn tiếng, có hạt  Koplik trong miệng
  • Viêm màng tiếp hợp, mắt có ghỉ mắt kèm nhèm, sưng nề mi mắt

Các biến chứng có thể gặp khi trẻ mắc sởi như:

  • Viêm phổi: 20 trẻ mắc sởi thì có 1 trẻ viêm phổi. Đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất do sởi ở trẻ nhỏ
  • Viêm tai giữa (1/10 trẻ mắc sởi)
  • Tiêu chảy ( 1/10 trẻ mắc sởi)
  • Viêm não: Cứ 1.000 trẻ mắc sởi thì có 1 trẻ bị viêm não. Điều này có thể dẫn đến trẻ co giật, điếc hoặc khuyết tật trí tuệ

3. Biên pháp phòng ngừa

  • Bộ y tế khuyến cáo tiêm phòng sởi đầy đủ đúng lịch là biện pháp then chốt để phòng ngừa bệnh sởi. Vacxin sởi có tác dụng bảo vệ cá nhân, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ cộng đồng và những người không thể tiêm phòng ( trẻ dưới 6 tháng tuổi hay trẻ suy giảm miễn dịch). Để đạt miễn dịch cộng đồng cần đạt tỉ lệ tiêm chủng tối thiểu 95% để giảm nguy cơ lây lan.
  • Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi chỉ có 8085% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Hiệu quả bảo vệ đạt trên 95% nếu trẻ tiêm đủ 2 liều vacxin sởi.
  • Lịch tiêm phòng theo khuyến cáo của Bộ y tế

           + Liều 0: trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi

           +  Liều 1: 9-11 tháng tuổi

           + Liều 2: 15-18 tháng tuổi

  • Những đối tượng cần tiêm sởi ở người lớn:

           + Nhân viên y tế

           + Phụ nữ chuẩn bị mang thai

           + Người lớn chưa miễn dịch với bệnh sởi

4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc sởi

Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, đánh giá mức độ bệnh và bổ sung vitamin A theo độ tuổi

Nếu trẻ được chỉ định điều trị tại nhà, cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Cách li trẻ bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ chưa được tiêm vacxin

+ Hạ sốt đúng cách: Chỉ dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ khi trẻ sốt ≥ 38.5 độ trở lên

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm, tránh gió lùa, không tắm lâu hoặc chà xát mạnh lên da trẻ

+ Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Duy trì bú mẹ nếu trẻ còn bú, kết hợp thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thu

+ Hạn chế tiếp xúc gần:Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc trẻ để tránh lây lan virus

5. Khi nào cần đưa trẻ nhập viện

  • Trẻ sốt cao liên tục ≥ 38.5 độ 40 độ
  • Khó thở, thở nhanh
  • Quấy khóc, vật vã, rối loạn ý thức
  • Phát ban toàn thân mà vẫn sốt

Gần đây, Khoa Nhi bệnh viện Đại học Y khoa Phan Châu Trinh tiếp nhận số lượng lớn trẻ em mắc sởi. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, khoa đã tiếp nhận và điều trị thành công nhiều ca sởi, trong đó có nhiều ca có biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa. Nhờ quy trình điều trị chuẩn mực, thăm khám kỹ càng và thực hiện đầy đủ xét nghiệm chẩn đoán, nhiều bệnh nhi đã hồi phục nhanh chóng, hạn chế biến chứng

Khoa Nhi bệnh viện Đại học Y khoa Phan Châu Trinh luôn sẵn sàng đồng hành cùng phụ huynh trong việc bảo vệ sức khoẻ trẻ em, hướng đến mục tiêu giảm tỉ lệ mắc và biến chứng của sởi trong cộng đồng.

  • vshare1
  • vshare2
  • vshare3
  • vshare4
Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

12/02/2025
Với phần mềm Hồ sơ bệnh án điện tử, mọi thông tin bệnh nhân và toàn bộ lịch sử khám chữa bệnh, từ đơn ...
12/05/2025
Bệnh viện Đại học Y khoa Phan Châu Trinh vinh dự tiếp đoán đoàn công tác người Ý và cùng tổ chức buổi tập huấn ...
11/02/2025
Hệ thống phòng mổ tích hợp OR1 Air tại bệnh viện đại học y khoa Phan Châu Trinh là hệ thống phòng mổ tích hợp công ...
Bệnh thần kinh do đái tháo đường (Diabetic Neuropathy) là một trong những biến chứng phổ biến và nghiêm trọng ở ...
10/04/2025
Bạn đang gặp vấn đề về viêm họng, viêm xoang, nghẹt mũi, ù tai,...? Đừng để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng ...
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y KHOA PHAN CHÂU TRINH